
Vì sao mình thích đồ gia dụng Smart Home Xiaomi
30/11/2020
8 tính năng rất hay của loa Google Home mà bạn nên dùng
30/11/2020Đây là những thứ tưởng chừng như chỉ là mơ trong khoảng 1 năm trước, bởi cái ngày mà Google Assistant (hay nói rộng ra là bất kì trợ lý ảo nào) hỗ trợ cho tiếng Việt còn rất xa. Thế mà năm nay, vào những ngày đầu tháng 5, chúng ta đã có thể dùng tiếng Việt với Google Assistant và thậm chí điều khiển mọi món đồ smarthome trong nhà của mình bằng những câu lệnh thân thuộc như thế này.
Hiện tại chức năng điều khiển nhà thông minh của Google Assistant đã khá hoàn thiện, chỉ còn mỗi vụ báo “Thiết bị không phản hồi” nhưng thực chất lệnh vẫn được gửi đi và vẫn thực hiện thành công. Còn lại mình khá hài lòng với nó. Bạn có thể dùng Google Assistant để điều khiển các món đồ gia dụng trong gia đình mình như đèn, quạt, máy lạnh, TV, robot hút bụi… Nói chung là Google Assistant tiếng Anh làm được gì thì con này làm được gần đủ hết luôn, sướng lắm.
Và Google Assistant tiếng Việt chính là mảnh ghép còn thiếu của thị trường nhà thông minh tại Việt Nam. Như mình có chia sẻ trong bài trước, nhờ có Google Assistant mà các nhà sản xuất smarthome sẽ đến Việt Nam nhiều hơn, các công ty làm smarthome ở nước ta cũng sẽ tự tin hơn để tiếp tục sáng tạo và kinh doanh.

Việc có thể dùng được tiếng Việt với smarthome còn giúp gỡ bỏ rào cản lớn nhất hiện nay: điều khiển bằng giọng nói. Hiện tại hệ thống nhà thông minh của mình có khá nhiều đồ chơi và cũng rất tiện lợi nhưng ngặt cái phải ra lệnh bằng tiếng Anh nên ba mẹ mình không tận dụng được. Giờ thì ổn rồi, chỉ cần đợi các loa Google Home hỗ trợ tiếng Việt nữa là không cần cầm điện thoại luôn vẫn có thể ra lệnh điều khiển thoải mái.
Những thiết bị đã được hỗ trợ điều khiển và các lệnh bạn có thể dùng như sau:
1. Bóng đèn: bật đèn <tên đèn>, tắt đèn <tên đèn>, cài độ sáng đèn <tên đèn> ở mức 50% (hoặc số nào đó mà bạn chọn, nhưng không phải bóng nào cũng hỗ trợ chỉnh độ sáng). Mình thử nghiệm với đèn Yeelight màu.
2. Công tắc gắn tường: bật tắt, mình thử với ổ công tắc của Xiaomi
3. Máy lạnh, quạt điều khiển bằng remote hồng ngoại: bật tắt, mình dùng cục Broadlink RM3 Mini để điều khiển mấy cái máy lạnh và quạt cũ ở nhà.

4. TV: bật tắt được TV, mình cũng dùng cục Broadlink chứ TV nhà mình không có smart.
5. Robot hút bụi: bật, tắt và kêu robot hút bụi chạy về lại dock sạc. Mình dùng con robot Xiaomi Gen 2.
6. Có thể ra lệnh để chơi nhạc trên Spotify, nhưng chỉ chơi được trên điện thoại chứ chưa dùng loa thông minh để phát được.
