
Xiaomi Philips bóng đèn rất đẹp cho nhà thông minh
30/11/2020
Cách kết nối thiết bị smarthome Xiaomi vào Google Home / Assistant
30/11/2020Chỉ với 830k / loa / phòng, bạn có thể thiết lập hệ thống multi room audio rất đơn giản và nhanh chóng nhờ các loa Google Home Mini. Nếu bạn thích chất lượng âm thanh cao hơn, bạn có thể tìm mua thêm bất kì loa nào hỗ trợ Google Home / Google Assistant để cho chúng “nhập bọn” với hệ thống hiện tại. Trải nghiệm sẽ cực kì ấn tượng, và nó sẽ mang lại cho bạn khoảng thời gian thư giãn với gia đình rất tuyệt vời. Bạn có thể dùng ZingMP3, Spotify, Apple Music và rất nhiều app stream nhạc khác để chọn nhạc chơi trên hệ thống loa này. Và các loa Google này còn có thể điều khiển bằng giọng nói, như trong video dưới đây.
Cũng nói trước luôn là mình tai trâu nên không có nhu cầu quá cao về chất lượng âm thanh, vậy nên ở một số phòng thì mình xài Google Home Mini. Ở các phòng mà mình sẽ ngồi lâu và muốn thưởng thức nhạc ở mức tốt nhất có thể, mình mua loại đắt hơn tí là loa Insignia . Và ở phòng có sẵn dàn loa, mình tận dụng Chromecast Audio để làm cục điều khiển chứ không cần mua thêm loa thông minh chi cho tốn kém. Nếu bạn có nhu cầu cao hơn, bạn có thể mua các loa xịn hơn, đắt tiền hơn.
Các phần cứng mình dùng trong bài này như sau:
- 1 loa Google Home Mini đặt trong phòng ngủ,
- 1 loa Google Home Mini nữa đặt trong phòng làm việc,
- Dàn loa của phòng làm việc thì nối với Chromecast Audio,
- 1 loa Insignia hỗ trợ Google Home đặt ở phòng khách, bán trên AI Smart Home giá 1,6 triệu đồng
Tổng chi phí vào khoảng 3 triệu cho những món đồ mua mới, nếu tính thêm con Google Chromecast Audio nữa thì cũng chỉ tầm 3,8 triệu mà thôi. Ngoài ra bạn còn có thể tận dụng Chromecast Gen 2, Gen 3 hoặc Chromecast Ultra để biến TV của mình thành loa thông minh cũng được.
Lưu ý rằng bất kì loa hoặc thiết bị nào hỗ trợ chuẩn Google Cast đều có thể chơi chung bọn với đám đồ này nhé, bạn không nhất thiết phải mua giống mình. Mình thích Google Home Mini chủ yếu vì nó rẻ, dễ tiếp cận.

Với từng loa thông minh, bạn sẽ phải setup nó bằng ứng dụng Google Home, có bản cho cả iOS lẫn Android. Quá trình thiết lập rất dễ dàng, bạn có thể tự mình làm theo hướng dẫn trên màn hình, hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ nên cứ thong thả mà thực hiện theo, mình sẽ không kể chi tiết ở đây.
Sau khi đã setup xong tất cả các loa thông minh, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trong app Google Home, giờ chúng ta sẽ tạo các Speaker Group. Các nhóm loa này có nhiệm vụ đảm bảo nhạc được chơi đồng bộ giữa các loa, không có loa nào chạy nhanh hơn đám còn lại, và mỗi khi phát nhạc thì bạn cũng chỉ cần chọn Speaker Group làm nơi phát chứ không cần chọn thủ công từng loa riêng lẻ.

Để tạo Speaker Group, trong app Google Home, bạn nhấn nút Thêm > tạo nhóm loa > thêm các loa bạn muốn > Hoàn tất. Nhớ đặt tên gì dễ nhớ cho nhóm loa này nhé, mình đạt là “Haha speaker” để ra lệnh giọng nói với Google Assistant cho dễ 😀
Giờ thì bạn có thể thử phát nhạc từ Zing MP3 hoặc từ Spotify với đích đến là nhóm loa bạn vừa tạo, xong, cứ thế mà thưởng thức thôi. Quá dễ dàng để có thể chơi nhạc cùng lúc nhiều phòng đúng không nào?


